Ung thư phổi

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong đường hô hấp và do các tế bào trong phổi phát triển một cách bất thường sau đó lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ung thư phổi có thể gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi và có loại ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Bệnh ung thư phổi khó phát hiện nhưng lại rất dễ dẫn tới tử vong.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh gì?

Ung thư phổi có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư phổi là một bệnh rất nguy hiểm và là căn bệnh ung thư hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh này có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời. Theo thống kê, Việt Nam mỗi năm có khoảng 22.000 người mắc ung thư phổi và có 19.500 trường hợp tử vong. Ung thư phổi có khả năng di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như sang bên phổi còn lại, các hạch bạch huyết. Ung thư phổi còn có thể dẫn tới các biến chứng không ngờ tới như: 

  • Ung thư phổi di căn giai đoạn cuối.

  • Ung thư di căn lên lão.

  • Các biến chứng bên ngoài cơ thể như: Ho ra máu, khó thở, đau đớn.

  • Biến chứng bên trong cơ thể như: Tràn dịch màng phổi, ung thư di căn, bệnh thần kinh.

Nguyên nhân dẫn tới Ung thư phổi

Các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi là:

  • Thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Theo thống kê có khoảng 90% người mắc ung thư phổi là do thuốc lá.

  • Ô nhiễm không khí: Nếu con người tiếp xúc nhiều hay thường xuyên ở trong không khí bị nhiễm sẽ tích tụ các chất độc hại gây ung thư do các tế bào bị biến đổi.

  • Di truyền: yếu tố di truyền cũng góp một phần không nhỏ dẫn tới bệnh ung thư phổi.

  • Các bệnh phế quản phổi: Nếu không giải quyết và điều trị dứt điểm sẽ gây ra các thương tích ở phế quản phổi, nếu gặp các vết thương mới sẽ nguy hiểm hơn và khiến cơ thể không phản ứng kịp dẫn tới bệnh ung thư.

  • Khi đã biết được nguyên nhân gây bệnh, ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân, tránh trường hợp phát hiện bệnh quá muộn và khó điều trị.

Dấu hiệu của Ung thư phổi

Thông thường bệnh ung thư phổi sẽ không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, vậy nên bạn phải chủ động kiểm soát bệnh bằng cách thường xuyên đi khám định kỳ.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi thường không rõ ràng, nên thường phát hiện rất muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi:

  • Ho nhiều và ho không dứt, ho có kèm theo đờm, ho khan và càng ngày càng nặng.

  • Đau vùng ngực, vai hoặc vùng lưng, cảm giác đau âm ỉ, đau nhói.

  • Thở khò khè như nhịp thở thay đổi làm hẹp đường thở dẫn tới chất lỏng bị tích tụ trong lồng ngực.

  • Nhiễm trùng mạn tính.

  • khàn tiếng kéo dài do khối u phát triển ảnh hưởng tới các dây thần kinh, dây thanh quản.

  • Giảm cân đột ngột mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng.

  • Thường xuyên mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân.

  • Đau nhức xương khớp do các khối u áp vào xương hay khối u đè lên xương, khiến cho xương bị đau.

  • Đau đầu: Thường xuyên bị nhức đầu hay đau nửa đầu.

Bệnh ung thư phổi

Biểu hiện khi bị ung thư phổi

Đối tượng có nguy cơ dễ mắc Ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi thường gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường như:

  • Người hút thuốc lá và thường xuyên ngửi mùi khói thuốc lá.

  • Người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm.

  • Người có người thân bị bệnh ung thư phổi.

  • Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.

  • Người có hệ miễn dịch yếu.

Cách phòng ngừa Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh rất nguy hiểm nên chúng ta cần phải phòng tránh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình. Các biện pháp phòng tránh Ung thư phổi là:

  • Không hút thuốc lá.

  • Tránh xa không khí ô nhiễm

  • Tránh tiếp xúc khói thuốc lá.

  • Giảm phơi nhiễm hóa chất.

  • Tập thể dục đều đặn.

  • Ăn uống lành mạnh.

  • Tầm soát ung thư phổi.

Điều trị bệnh Ung thư phổi

Muốn điều trị bệnh ung thư còn phải tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Ung thư phổi diễn biến rất lặng lẽ và thầm lặng theo thời gian. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi cũng được điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và phương pháp hỗ trợ.

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u: Còn tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phương pháp điều trị.

  • Phương pháp xạ trị: là phương pháp giúp kéo dài sự sống, làm cho tế bào ung thư và khối u bị co lại và không còn khả năng sinh sản.

  • Phương pháp hóa trị: Dùng để tiêu diệt các khối u khắp cơ thể, hóa trị phải làm nhiều đợt mới có thể giết tế bào ung thư, chưa đủ giết tế bào bình thường. Nhưng hóa trị gây ra rất nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn,... ở mức độ mạnh, có rất nhiều người không chịu được thuốc hóa trị mà tử vong.

  • Điều trị hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi: Phương pháp này nhằm giảm đau và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Một số thuốc điều trị hỗ trợ thường dùng như: Pemetrexed Biovagen 100mgImfinzi 500mg/10mlOsimert 80mg(Osimertinib)Sotoxen 120mg

Định nghĩa, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi
23 Oct

Định nghĩa, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi

1. Định nghĩa Ung thư phổi là một khối u rắn có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô phế quản. Chương này phân biệt giữa ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), do chúng khác nhau về nguồn gốc và đáp ứng điều trị. Hình ảnh ung thư phổi. Nguồn: internet. 2. Sinh lý bệnh Ung thư biểu mô phổi phát sinh từ các tế bào biểu mô phế quản bình thường trải qua nhiều tổn thương di truyền và có khả năng biểu hiện ra nhiều kiểu hình. Sự hoạt hóa các proto-oncogene (gen tiền ung thư), sự bất hoạt hay đột biến các gen triệt khối u và sự sản xuất các yếu tố tăng trưởng tự tiết (autocrine) đã góp phần gây tăng sinh tế bào và biến đổi ác tính. Các biến đổi ở mức độ phân tử như sự biểu hiện quá mức của c – KIT trong ung thư phổi tế bào nhỏ và thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng có tác động đến tiên lượng và đáp ứng điều trị của bệnh. Khoảng 80% ung thư phổi có nguyên nhân từ thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác bao  gồm: tiếp xúc với các chất gây ung thư đường hô hấp (như bụi amiang và benzen ), các yếu tố di truyền, và tiền sử các bệnh về phổi (như COPD và hen phế quản). Phân loại bệnh gồm: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15% trong tổng số), Ung thư phổi biểu mô không phải tế bào nhỏ Ung thư phổi biểu mô tuyến (chiếm 50%), Ung thư phổi  biểu mô tế bào vảy (ít hơn 30%) và Ung thư phổi biểu mô tế bào lớn. 3. Biểu hiện lâm sàng  Dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi ban đầu thường gặp nhất là ho, khó thở, đau ngực hay khó chịu, có thể có ho ra máu. Nhiều bệnh nhân có kèm các triệu chứng toàn thân như chán ăn, sụt cân,  mệt mỏi. Ung thư phổi có thể gây ra các tổn thương thần kinh nếu di căn lên não, gây đau xương, gãy xương  thứ cấp nếu di căn đến xương hoặc tác động đến gan gây rối loạn chức năng gan. Hội chứng cận ung thư thường đi kèm với ung thư phổi gồm: chứng suy mòn (suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần), tăng canxi huyết, hội chứng tăng tiết ADH quá mức và hội chứng Cushing. Những hội chứng trên có thể là dấu hiệu đầu tiên của một khối u ác tính tiềm ẩn. Nguồn: DS. Nguyễn Thị Khánh Vân, BV FV- TP HCM - dựa trên tài liệu Pharmacotherapy Handbook 8th edition (2012)
Phương pháp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi
23 Oct

Phương pháp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi

Theo các nghiên cứu mới đây năm 2010 của trường Đại Học Y Dược Huế về bệnh ung thư phổi thì cho thấy rằng đây là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả 2 giới hiện nay và có tỉ lệ tử luôn đừng đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi thường gặp nhất với bệnh Ung thư phổi là khoảng từ 50-59 tuổi và nam có tỉ lệ gặp là cao hơn gấp 2,5 lần. Những số liệu trên để cho thấy rằng đây là 1 căn bệnh rất nguy hiểm và mọi người cần phải tìm hiểu về bệnh ung thư phổi <== tại đây để có thể đề phòng và ngăn ngừa bệnh từ sớm. Cùng quầy thuốc tìm hiểu về cách thức chẩn đoán và các giai đoạn của bệnh Ung thư phổi dưới đây: 1. Chẩn đoán: Chụp X – quang ngực, siêu âm nội phế quản, chụp cắt lớp (CT scan), và chụp chiếu xạ positron (PET) là phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất. Kỹ thuật kết hợp chụp cắt lớp và phát xạ (PET/CT) cho độ chính xác cao hơn trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ so với  CT hay PET đơn độc. Đặc điểm bệnh học của ung thư phổi được xác định thông qua kiểm tra tế bào học mẫu đờm và/ hoặc sinh thiết khối u bằng nội soi phế quản, nội soi trung thất (mediastinoscopy), sinh thiết phổi qua da  hoặc sinh thiết phổi hở (open – lung biopsy). Tất cả bệnh nhân cần phải được thăm khám thực thể và bệnh sử kỹ lưỡng để xác định dấu hiệu và những triệu chứng của khối u chính, mức độ lây lan, di căn, các hội chứng cận ung thư, khả năng chịu đựng được phẩu thuật hay hóa trị liệu. Hình ảnh x-quang phổi. Ảnh: internet 2. Các giai đoạn bệnh: Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng một hệ thống phân chia giai đoạn TNM dựa trên kích thước và phạm vi của khối u chính (T), sự xuất hiện các hạch bạch huyết vùng (N), và đã di căn hay chưa (M). Một hệ thống đơn giản hơn thường được sử dụng để so sánh các cách điều trị. Giai đoạn I: gồm các khối u tại phổi, không có sự lây lan bạch huyết, Giai đoạn II: gồm các khối u lớn với các hạch bạch huyết quanh phế quản cùng bên hoặc tại rốn phổi, Giai đoạn III: có sự xuất hiện của các hạch bạch huyết vùng và nơi khác tham gia Giai đoạn IV: gồm các khối u di căn xa. Cách phân chia 2 giai đoạn được sử dụng rộng rãi cho ung thư phổi tế bào nhỏ. Loại ung thư giới hạn được hạn chế trong ở một bên khoang ngực và có thể được gói gọn trong một cổng phóng xạ đơn. Các thể bệnh khác được xếp vào loại mở rộng. Hy vọng cách chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi dưới đây có thể giúp ích cho các bạn! Người dịch: SVD5.Lê Công Tuấn Anh, ĐH Y Dược Huế Người hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Khánh Vân, BV FV- tp HCM Nguồn: Pharmacotherapy Handbook 8th edition 
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ