Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, là chứng bệnh về tâm thần học do hoạt động của não bộ bị rối loạn. Bệnh trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc, do sang chấn tâm lý và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.

Những trường hợp trầm cảm nặng bệnh nhân có những ý nghĩ, hành vi tự hủy hoại bản thân như tự tử. Hiện nay người mắc bệnh trầm cảm càng ngày càng tăng cao. Bệnh trầm cảmkhông chỉ làm tăng nguy cơ tự tử mà còn ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Trầm cảm

Trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống

Nguyên nhân Bệnh trầm cảm

Các nguyên nhân dẫn tới trầm cảm là:

  • Sang chấn tâm lý: Do mâu thuẫn với gia đình và bạn bè, khó khăn trong công việc. Trầm cảm sau sinh do stress cực độ. Do mắc các bệnh nặng khiến tâm trạng lo âu, buồn bã quá độ.

  • Sử dụng chất gây nghiện, chất tác động tâm thần như: Thuốc lá, rượu bia, Heroin và thuốc lắc (Amphetamin).

  • Do bệnh thực thể ở não như: u não, chấn thương sọ não, viêm não,… làm giảm ngưỡng chịu đựng stress, do đó dẫn tới rối loạn tâm thần gây trầm cảm.

  • Nguyên nhân nội sinh: Do rối loạn hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như Serotonin, Noradrenaline,…

Dấu hiệu, triệu chứng Bệnh trầm cảm

Các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm như cơ thể dễ mệt mỏi, khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy tự ti, mất hứng thú, tự đánh giá thấp bản thân. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm là:

  • Cảm xúc bị ức chế: Bệnh nhân thường thấy buồn bã, thất vọng, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh, buồn không rõ lý do, buồn chán sâu sắc. Nếu mức độ buồn tăng cao có thể dẫn tới tự sát.

  • Tư duy bị ức chế: Ban đầu có triệu chứng hồi ức khó khăn, bi quan, lạc lõng, liên tưởng chậm chạp, luôn cảm thấy xấu hổ, bất hạnh, tủi nhục. Nhiều thứ kết hợp lại trở thành hoang tưởng, cảm giác tự buộc tội, cuối cùng kích thích hành vi tự sát.

  • Hoạt động ức chế: Do tư duy và cảm xúc bị ức chế, biểu hiện như đứng khom lưng, cúi đầu, ngồi im hoặc nằm im vài giờ liên tục, đi lờ đờ, giao tiếp kém, quanh quẩn trong nhà, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng.

  • Các rối loạn tâm thần khác như: Xuất hiện hoang tưởng, ảo giác tự bôi nhọ bản thân, tư duy bị ức chế, giảm khả năng chú ý, Xuất hiện áo thanh.

  • Các rối loạn khác như: Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, rối loạn nội tiết, sinh dục, rối loạn tiết niệu.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm và có khuynh hướng tăng mạnh, số ca tử vong do rối loạn trầm cảm tăng lên không ngừng. Trầm cảm không chỉ tăng nguy cơ tự sát mà còn khiến người bệnh tách biệt với thế giới bên ngoài, làm giảm hiệu suất lao động, học tập.

Bệnh trầm cảm khiến cho bệnh nhân bị ám ảnh tinh thần nghiêm trọng dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ, giảm chất lượng cuộc sống. Đây là tác động gián tiếp gây nên nguy cơ tử vong.

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm

Phòng tránh Bệnh trầm cảm

Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào một số xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân để đưa ra mức độ đáng giá. Các chẩn đoán bệnh là:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa và các triệu chứng đặc trưng và phổ biến của bệnh nhân.

  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, sinh hóa, chức năng gan, thận. Điện tim, điện não đồ. Trắc nghiệm tâm lý. MRI, CT sọ não. Một số xét nghiệm chuyên khoa khác.

  • Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân thực thể và bệnh tâm thần.

Điều trị Bệnh trầm cảm

Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đa ả phương pháp điều trị dựa theo tình trạng cụ thể của bệnh. Các phương pháp điều trị như:

  •  Sử dụng các thuốc: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chống trầm cảm ức chế men monoamine oxydase, chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin. Một số thuốc điều trị trầm cảm như: Alprazolam Viatris 0,5mgBrintellix 10mgVelaxin 75mgTrintellix 5mgFluoxetine 20mg,....

  • Liệu pháp sốc điện (ECT): Liệu pháp này chỉ sử dụng cho các bệnh nhân kháng lại các thuốc trầm cảm và bệnh nhân có ý nghĩ tự tử.

  • Trị liệu tâm lý.

  • Một số phương pháp khác: Điều trị triệt để tổn thương thực thể tại não, cai nghiện cho bệnh nhân trầm cảm do sử dụng chất kích thích và nghiện rượu.

Các chương trình can thiệp bệnh tâm thần sớm dẫn đến kết quả cải thiện
13 Apr

Các chương trình can thiệp bệnh tâm thần sớm dẫn đến kết quả cải thiện

Ở những người bị rối loạn tâm thần giai đoạn đầu, các chương trình can thiệp bệnh tâm thần sớm (EPI) cải thiện kết cục trong tử vong và các chỉ số hệ thống y tế khác, một nghiên cứu gần đây cho thấy. Sử dụng dữ liệu quản lý sức khoẻ liên kết, các nhà nghiên cứu xác định xu hướng sử dụng EPI trong 1.522 cá nhân với sự cố, rối loạn tâm thần không hiệu quả. Mô hình các nguy cơ tỷ lệ Cox được sử dụng để so sánh các kết cục, chẳng hạn như nhập viện tự nguyện và nhập viện tâm thần, giữa những người đã làm và không sử dụng các dịch vụ EPI. So với các biện pháp điều trị không dùng thuốc (n = 992), tỷ lệ tiếp xúc với bác sĩ chăm sóc ban đầu thấp hơn đáng kể ở những người sử dụng dịch vụ EPI (n = 530, tỷ số nguy cơ [HR], 0,46, 95% CI, 0,41-0,52). Thời gian trung bình để tiếp xúc tâm thần đầu tiên sau chương trình cũng ngắn hơn ở những người đã làm vs không sử dụng dịch vụ EPI (13 vs 73 ngày). Trong khi tỉ lệ nhập viện cao hơn đáng kể so với những người sử dụng dịch vụ EPI so với những người không dùng thuốc (HR, 1.42, 1.18-1.71) thì sử dụng phòng cấp cứu thấp hơn đáng kể (HR, 0.71, 0.60-0.83). Tỷ lệ nhập viện không tự nguyện tương quan thống kê giữa hai nhóm (HR, 1.04; 0.88-1.22). Tử vong do mọi nguyên nhân cũng thấp hơn đáng kể ở những người sử dụng các dịch vụ EPI (HR, 0,24, 0,11-0,53), mang lại sự chênh lệch nguy cơ tuyệt đối là 2,5%. Hành vi tự gây hại (HR, 0.86; 0.18-4.24) và tử vong do tự tử (HR, 0.73, 0.29-1.80) đều có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm. Tuy nhiên, lợi ích của EPI dường như vẫn tồn tại vượt quá 2 năm đầu. Các nhà nghiên cứu cho biết "ở đây không có lợi ích đáng kể nào đối với người sử dụng dịch vụ EPI trong thời gian từ 2 đến 5 năm sau khi đi học, khi chăm sóc thường được giảm xuống để quản lý y tế.
Triệu chứng trầm cảm gắn liền với bệnh mạn tính, hút thuốc lá
13 Apr

Triệu chứng trầm cảm gắn liền với bệnh mạn tính, hút thuốc lá

Các triệu chứng trầm cảm (DS) dường như không phổ biến ở người lớn tuổi và trung niên, một nghiên cứu gần đây của Trung Quốc đã cho thấy. Tuy nhiên, tình trạng hôn nhân, chỉ số cơ thể (BMI), hút thuốc, và một số bệnh trạng nhất định như ung thư và các bệnh mãn tính khác liên quan đến DS. Nghiên cứu này bao gồm 103.595 (trung bình 61.8 ± 9.3 năm), được sử dụng phiên bản Trung tâm của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ Học (CES-D) để đánh giá DS. Các mô hình hồi quy logistic đa thức được xây dựng để xác định mối quan hệ của DS với các yếu tố xã hội và bệnh tật. DS là tương đối ít gặp trong nghiên cứu thuần tập, với tỷ lệ phổ biến là 4,1 phần trăm. Con số này cao hơn đáng kể so với nam giới (5,6% so với 2,4%, p <0,01). Đa số những người có DS chỉ báo cáo một triệu chứng (60,5 phần trăm), trong khi chỉ có 9,4 phần trăm báo cáo có nhiều hơn ba triệu chứng. Tuổi là một yếu tố quan trọng trong DS cho cả hai giới tính. Ở nam giới, tuổi ≥ 70 năm có liên quan đáng kể với khả năng xảy ra một số (odds ratio [OR], 1,6, 95% CI, 1,3-1,9) và DS cao (OR 1,7; 1,3-2,2). Các ORS tương ứng cho nữ giới trong độ tuổi ≥ 70 năm là 1,2 (1,0-1,4) và 1,5 (1,2-1,8). Tình trạng hôn nhân dường như có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ, như vậy những người chưa lập gia đình, kể cả những người đã ly thân, ly thân hoặc ly dị, cho thấy tỷ lệ cao hơn đáng kể so với DS (OR, 1.3; 1.0-1.8). Xét về yếu tố lối sống, hút thuốc có liên quan đến khả năng có khả năng mắc bệnh cao ở nữ giới cao gấp 1,5 lần. Bệnh mãn tính cũng liên quan đến DS. Bệnh Parkinson có thể làm tăng đáng kể khả năng nhiễm HIV cao ở nam giới (OR, 3.1, 1.3-7.7) và nữ giới (OR, 2.7, 1.6-4.7). Tác dụng tương tự cũng xảy ra với ung thư (OR đối với nam giới, 3,3, 2,2-5,0, OR đối với nữ, 1,9, 1,4-2,7).
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ