Bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Bệnh về đường tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra ở hệ tiêu hóa khiến cho việc tiêu hóa thức ăn, nước uống,… bị ảnh hưởng. Các bệnh tiêu hóa thường gặp là táo bón, đau dạ dày, trĩ,… Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa

Nguyên nhân khiến bệnh về đường tiêu hóa xảy ra có rất nhiều trong đó có 1 số nguyên nhân nổi bật như là:

  • Do thói quen ăn uống: Thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, vừa ăn vừa làm việc riêng như xem tivi, điện thoại,…
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ hộp,… uống nhiều rượu bia.
  • Lười vận động: Việc không vận động như là ngồi nhiều mà không đi lại hay tập thể dục thể thao cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ,…
  • Do căng thẳng, stress: Stress, căng thẳng,… có thể ảnh hưởng tới việc sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh cho cơ thể khiến cho hệ tiêu hóa cảm thấy khó chịu và lâu dần sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa

Một số triệu chứng thườn gặp cho thấy bạn có thể đang bị bệnh đường tiêu hóa như sau:

  • Đau bụng (biểu hiện rất thường gặp).
  • Gặp khó khăn về việc nuốt thức ăn.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn.
  • Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua,
  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân có kèm mủ, máu hoặc bọt,…

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Bệnh tiêu hóa không những ảnh hưởng tới sức khỏe, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn khiến cuộc sống cũng như công việc của người bệnh bị ảnh hưởng. Dưới đây là 1 số bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay:

  • Táo bón: Là tình trạng đi đại tiện <3 lần 1 tuần. Bệnh xảy ra do thiếu chất xơ hoặc không cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày,... Bệnh gây ra tình trạng khó đi đại tiện, khó thải phân hoặc phân thải ra bị cứng hoặc khô gây đau dát hậu môn.
  • Bệnh tiêu chảy: Là tình trạng phân thải ra bị lỏng và đi liên tục nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm vi khuẩn, virus, ăn phải thực phẩm bẩn hoặc ôi thiu,…
  • Viêm loét dạ dày-tá tràng: Là tình trạng bệnh lý xảy ra ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hoặc do các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Là tinfht rạng bệnh lý xảy ra ở trong thực quản khi các cơ của thực quản đóng mở không đúng lúc khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Bệnh thường gây ra những cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng (ợ nóng).
  • Bệnh trĩ: Bệnh xảy ra ở vùng hậu môn sẽ gây đau đớn, ngứa rát và khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bị thừa cân, có thai, ngồi quá lâu trong thời gian dài, do căng thẳng hoặc táo bón,…
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Bệnh thường xảy ra ở nữ giới từ 30-50 tuổi. Biểu hiện của bệnh thường là bị chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy,...
  • Bệnh celiac: Biểu hiện của bệnh thường là tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, hoặc đau bụng và đầy hơi.
  • Ngoài ra còn có 1 số bệnh lý khác như: Ung thư đại trực tràng; Ung thư ruột kết.

Cách phòng bệnh đường tiêu hóa

Để phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa thì bạn cần chú ý ăn đúng cách, uống nhiều nước, xây dựng 1 chế độ ăn khoa học, thường xuyên vận động,…

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh đường tiêu hóa là gì, nguyên nhân, triệu chứng,… của bệnh tiêu hóa. Khi có biểu hiện của bệnh cần thăm khám và điều trị sớm nhé để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Cách điều trị bệnh đường tiêu hóa

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng 1 số loại thuốc như là thuốc kháng axít, chất ức chế bơm proton (PPI), thuốc chẹn thụ thể H2,… bạn có thể tham khảo 1 số loại thuốc dưới đây:

 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh loạn khuẩn ruột non
29 Jul

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh loạn khuẩn ruột non

Loạn khuẩn ruột hay tình trạng tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột là một bệnh thường xảy ra hiện nay. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non là gì? Ruột non là một phần của hệ thống tiêu hóa kết nối dạ dày với ruột già hoặc ruột kết. Mục đích chính của ruột non là để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn vào cơ thể. Ruột non được chia thành ba phần: phần tá tràng (mà thực phẩm từ dạ dày chảy vào), hỗng tràng và hồi tràng (mà đổ thức ăn không tiêu vào ruột già hoặc ruột kết). Toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm cả ruột non, thông thường có chứa vi khuẩn. Số lượng vi khuẩn ở đại tràng rất lớn nhưng vẫn thấp hơn nhiều trong ruột non. Ngoài ra, các loại vi khuẩn trong ruột non cũng khác so với vi khuẩn trong ruột già. Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non là tình trạng trong ruột non lượng vi khuẩn đột nhiên xuất hiện quá lớn, trong khi các loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột non đều giống như vi khuẩn tìm thấy trong ruột kết. Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non còn được gọi là hội chứng ruột non phát triển quá mức của vi khuẩn (SBBOS). Nguyên nhân gây tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non? Đường tiêu hóa là một ống cơ liên tục để tiêu hóa thức ăn di chuyển dọc trên đường tới đại tràng. Thông thường, các hoạt động phối hợp của các cơ của dạ dày và ruột non đẩy thức ăn từ dạ dày, qua ruột non và vào ruột già. Hoạt động co bóp này cũng quét vi khuẩn ra khỏi ruột non và hạn chế số lượng vi khuẩn trong ruột non. Tuy nhiên, khi có 1 điều kiện nào đó cản trở sự hoạt động bình thường trong ruột non, điều này có thể dẫn đến SIBO, bằng cách cho phép các vi khuẩn ở lại lâu hơn và nhân lên trong ruột non. Việc thiếu các hoạt động của cơ bình thường cũng có thể cho phép vi khuẩn lan truyền ngược trở lại từ đại tràng và vào ruột non. Yếu tố làm tăng nguy cơ SIBO Bệnh thần kinh và cơ bắp có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của các cơ ruột. Đái tháo đường thường thiệt hại các dây thần kinh điều khiển các cơ bắp ruột. Thiệt hại Xơ cứng bì các cơ ruột trực tiếp. Trong cả hai trường hợp, hoạt động của cơ bất thường ở ruột non cho phép SIBO phát triển. Tắc nghẽn một phần hoặc không liên tục của ruột non có thể gây trở ngại cho việc vận chuyển thức ăn và vi khuẩn qua ruột non và có thể dẫn đến SIBO. Nguyên nhân gây tắc nghẽn dẫn đến SIBO bao gồm dính - hay sẹo - từ phẫu thuật trước đó và bệnh Crohn. Diverticuli (túi nhỏ) của ruột non mà cho phép vi khuẩn nhân lên bên trong diverticuli. Triệu chứng phát triển quá mức các vi khuẩn đường ruột non là gì? Các triệu chứng của SIBO bao gồm: Dư thừa wind. Đầy hơi bụng và trướng Bệnh tiêu chảy Táo bón Đau bụng Khi phát triển quá mức nghiêm trọng và kéo dài, các vi khuẩn có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể phát triển. Bệnh nhân cũng có thể giảm cân. Bệnh nhân có SIBO đôi khi cũng báo cáo các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Các triệu chứng của SIBO có xu hướng là mãn tính. Một bệnh nhân điển hình với SIBO có thể gặp các triệu chứng biến động ở cường độ theo tháng, năm hoặc vài chục năm trước khi chẩn đoán được thực hiện.
Nguyên nhân và cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa
29 Jul

Nguyên nhân và cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa - một thuật ngữ để chỉ những sự việc bất thường xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của mỗi cơ thể như: đau bụng, vấn đề tiêu chảy nho nhỏ hoặc dẫn tới chán ăn,... Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân và có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như triệu chứng và phân loại để xác định xem có phải là tình trạng bệnh lý hay không? Rối loạn tiêu hóa. 1. Rối loạn tiêu hóa bệnh lý Những dấu hiệu như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy nho nhỏ hoặc táo bón, ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ là những dấu hiệu cơ bản của bệnh rối loạn tiêu hóa Ngoài ra chúng ta còn có thể phát hiện ra vấn đề với những triệu chứng rõ ràng hơn cho từng bệnh như:  Với bệnh loét dạ dày - tá tràng: đau theo chu kì, ợ hơi, ợ chua và có tình trạng đau khi no hoặc khi đói. Bệnh loét dạ dày và tá tràng thì cơn đau mang tính chất quằn quại và đau cảm giác nóng ran trong ruột do acid dịch vị tác động lên thành của chỗ loét gây đau. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính: Khi mới bắt đầu thì cơn đau ở vùng thượng vị và rốn mức độ vừa phải và không có thay đổi gì dù tác động thế nào. Sau 1-12h trở đi thì cơn đau chuyển sang hố chậu phải và cùng với đó là tình trạng buồn nôn, nôn, bí tiện. Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu: Đau bụng quằn quại hoặc âm ỉ mà không rõ nguyên nhân dù có xét nghiệm máu, nước tiểu,... Với tình trạng sỏi tiết niệu thì đau thường xuyên ra phần lưng nên các bạn có thể thấy các bệnh nhân này thường có động thái tay chống lưng sẽ có thể đỡ đau. Viêm đại tràng: Thường đau bụng ở mạn sườn trái hoặc phải và rất dễ nhầm với đau dạ dày hoặc tá tràng. Chính vì vậy cần xác định và loại bỏ các nguyên nhân nhanh nhất có thể. 2. Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý Tình trạng rối loạn tiêu hóa trong xã hội hiện đại ngày càng phổ biến. Nói là hiện đại hơn "ngày xưa" và sạch sẽ hơn nhưng tỉ lệ rối loạn tiêu hóa lại ngày càng cao. Nguyên nhân:  Chế độ ăn uống không phù hợp với đường tiêu hóa của mọi người cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, đi ngoài mùi tanh và phân sống. Loạn khuẩn ruột: Do dùng kháng sinh quá mức, 1 yếu tố nguy cơ nào đó làm mất cân bằng vi khuẩn trí trong ruột dẫn tới tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống, đau bụng không thường xuyên. Để biết chính xác bạn có bị tình trạng loạn khuẩn ruột hay không thì chỉ cần xét nghiệm vi sinh để có thể điều trị được bệnh bằng cách bổ sung các vi khuẩn trí cho phù hợp. 3. Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Với rối loạn bệnh lý: Nên đi khám các bác sĩ để xét nghiệm chính xác nguyên nhân và mức độ để có thể được phác đồ điều trị cho chuẩn xác.  Với rối loạn sinh lý: Khi dùng quá nhiều Kháng sinh thì nên dùng kèm với men vi sinh để có thể cân bằng lại vi khuẩn trí trong ruột tránh tình trạng loạn khuẩn ruột. Với đường tiêu hóa có vấn đề về vi khuẩn trí cần đi xét nghiệm để bổ sung vi khuẩn trí cho phù hợp với từng người. Ăn uống cẩn thận tránh các thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ